Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mỗi người đều có ít nhất một mạng xã hội, đây không chỉ là nền tảng để các cá nhân kết nối với bạn bè, người thân khắp nơi mà còn là nơi để tự do thể hiện quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, những gì anh/chị bình luận, tương tác trên mạng xã hội thời điểm hiện tại, có thể chính là nguyên dẫn đến việc bị từ chối hồ sơ định cư của cả gia đình trong tương lai. Chính vì vậy, việc quản lý thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tài khoản mạng xã hội trong hồ sơ định cư
Khi nộp hồ sơ định cư, rất nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của tài khoản mạng xã hội đối với quy trình xét duyệt. Thực tế cho thấy, những thông tin mà đương đơn chia sẻ trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định của các cơ quan tổ chức cấp phép di trú, đặc biệt là tại Mỹ và Canada.
Nguyên nhân khiến đương đơn bị từ chối hồ sơ định cư
Mạng xã hội đóng vai trò như một cuốn nhật ký trực tuyến, nơi mọi người chia sẻ về cuộc sống, suy nghĩ và hoạt động hàng ngày. Những thông tin này sẽ được các cơ quan di trú rà soát để xác minh tính chính xác của hồ sơ. Việc kiểm tra này có thể diễn ra mà không cần thông báo trước, điều này khiến đương đơn dễ dàng rơi vào tình huống bất ngờ vì không biết nguồn thông tin mà cơ quan di trú có được là từ đâu.
Nhiều ứng viên cảm thấy tự do khi đăng tải những dòng trạng thái, hình ảnh hay video thể hiện cá tính của mình. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại phản ánh những giá trị hoặc hành vi không phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý di trú, cũng như nhân viên chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ của đương đơn. Chắc chắn rằng, nếu bất kỳ thông tin nào xuất hiện trên mạng xã hội gây nghi ngờ, hồ sơ xin định cư có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là bị từ chối.
Sự kết nối giữa thông tin cá nhân và các tài khoản mạng xã hội
Ngoài những thông tin cung cấp trên hồ sơ, các tài khoản mạng xã hội còn mang đến cho các cơ quan di trú bức tranh toàn diện hơn về đương đơn. Chẳng hạn, một đương đơn có thể khai báo đang đứng tên một doanh nghiệp nhưng việc tìm kiếm trên Facebook hoặc LinkedIn có thể cho thấy mức độ tham gia thực tế của họ thấp hơn nhiều so với những thông tin đã tiết lộ trong hồ sợ.
Sự không khớp giữa thông tin trên hồ sơ và trên mạng xã hội có thể làm dấy lên nghi ngờ về tính trung thực của đương đơn. Nếu thông tin sai lệch không được giải thích rõ ràng, khả năng cao hồ sơ sẽ bị từ chối.
Quy trình kiểm tra tài khoản mạng xã hội của Sở Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS)
Sở Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS) hiện đang áp dụng một quy trình kiểm tra ngày càng chặt chẽ đối với các hồ sơ xin định cư. Việc rà soát các tài khoản mạng xã hội chính là một phần trong quy trình đó.
Hoạt động kiểm tra hồ sơ
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, USCIS có quyền xem xét tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp, bao gồm cả sự hiện diện của họ trên mạng xã hội. Thông thường, các mẫu form sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ cung cấp tên tài khoản trên các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram… TikTok và cả các mạng xã hội khác.
Việc kiểm tra thêm các mạng xã hội cũng như các hoạt động, tương tác của đương đơn trên các nền tảng này vừa là để kiểm tra chéo các thông tin mà đương đơn khai báo trong hồ sơ định cư. Bên cạnh đó, USCIS cũng muốn chắc chắn rằng không có các tư tưởng cực đoan hoặc các quan điểm chính trị có thể gây hai nếu được đặt chân đến Hoa Kỳ.
>>> Tìm hiểu thêm: Định cư Mỹ cần chuẩn bị gì?
Ví dụ cụ thể về việc kiểm tra tài khoản
Có rất nhiều trường hợp đương đơn từng bị từ chối hồ sơ chỉ vì những bài post không phù hợp trên mạng xã hội. Một ví dụ điển hình là một người đã chia sẻ những quan điểm chính trị cực đoan hoặc hình ảnh thể hiện những hành vi không đúng mực. Những thông tin này đã đủ để khiến cơ quan cấp phép đưa ra quyết định không chấp thuận hồ sơ.
Nghiên cứu cho thấy nhiều đương đơn không ngờ tới hậu quả từ những chia sẻ cá nhân trên mạng xã hội. Việc thiếu thận trọng trong việc đăng tải nội dung trên mạng có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, gây ảnh hưởng lớn đến tương lai định cư tại “Xứ Cờ Hoa”.
Quy trình kiểm tra tài khoản mạng xã hội của Sở Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC)
Cũng giống như USCIS của Mỹ, Sở Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) cũng áp dụng chính sách kiểm tra mạng xã hội để đánh giá các hồ sơ xin định cư tại Canada.
Mặc dù không bắt buộc khai báo thông tin mạng xã hội
Trong hồ sơ định cư Canada, IRCC không yêu cầu đương đơn phải kê khai thông tin tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không kiểm tra thông tin của đương đơn trên các nền tảng này. Trên thực tế, IRCC có thể tự tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xác định tính xác thực của hồ sơ.
Bất kỳ thông tin nào không tích cực hoặc thể hiện lịch sử tiêu cực trên mạng xã hội có thể bị đưa vào cân nhắc. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh an ninh quốc gia và sự an toàn cộng đồng luôn được đặt lên hàng đầu.
Quan tâm đến thông tin trên LinkedIn
Điểm đáng chú ý là trong quá trình kiểm tra, các tài khoản LinkedIn thường được giám sát một cách chặt chẽ hơn so với các nền tảng khác. LinkedIn được coi là nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy, nơi người dùng thể hiện trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
Một số trường hợp ứng viên đã gặp khó khăn trong việc chứng minh khả năng làm việc của mình do sự mâu thuẫn giữa thông tin trên LinkedIn và thông tin đã khai báo trong hồ sơ. Việc khai báo không trung thực hoặc không khớp thông tin giữa hồ sơ định cư và LinkedIn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ xin định cư của cả đương đơn và gia đình, thậm chí có thể làm lý do dẫn đến việc IRCC từ chối hồ sơ, đặc biệt đối với các chương trình định cư diện doanh nhân, vốn yêu cầu đương đơn phải là chủ doanh nghiệp hoặc có kinh nghiệm làm việc ở cấp bậc quản lý.
Kết luận
Tài khoản mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối, chia sẻ những quan điểm cá nhân một cách tự do. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành rào cản lớn trong con đường định cư của nhiều người. Nhìn chung, các cơ quan cấp phép di trú, bao gồm USCIS và IRCC, đều rất chú trọng đến việc kiểm tra thông tin trên mạng xã hội để bảo vệ lợi ích của quốc gia. Vì vậy, việc kiểm soát và cẩn trọng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội cần phải được mọi người lưu ý, nhằm tránh những việc bị từ chối hồ sơ định cư đến quốc gia mà anh/chị đang mong muốn.
Liên hệ ngay với Columbus để được tư vấn miễn phí!
Địa chỉ: 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP.HCM
Số điện thoại: 028 8899 7799
Email: info@cic-immigration.com