Để kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các loại hình kinh doanh tại Mỹ và có sự lựa chọn phù hợp nhất. Bạn cũng phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình. Từ đó, đối chiếu và so sánh với các mục tiêu kinh doanh của bạn. Hãy cùng COLUMBUS điểm qua các loại hình doanh nghiệp chính tại Mỹ.
Công ty tư nhân
Trong tất cả các hình thức thành lập khi bắt đầu kinh doanh tại Mỹ, công ty tư nhân là loại hình kinh doanh đơn giản nhất. Người đứng đầu là một trong những chủ sở hữu và người điều hành một cơ sở. Loại hình này do một người điều hành và phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh.
Ưu điểm:
– Dễ thành lập.
– Không yêu cầu một số vốn nhất định nào để hoạt động kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước.
Nhược điểm:
– Chủ doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý trên toàn bộ tài sản cá nhân của mình.
– Khó huy động vốn, không có cổ phần sở hữu rõ ràng và cũng không dễ để vay tiền từ ngân hàng để vận hành kinh doanh.
Công ty hợp danh
Đây là cấu trúc hợp tác kinh doanh đơn giản nhất giữa hai hoặc nhiều người muốn cùng sở hữu một doanh nghiệp. Có hai loại: hợp danh hữu hạn và hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
Hợp danh hữu hạn
Chỉ có một Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. Có chịu trách nhiệm không hạn chế đối với công ty về tất cả tài sản kinh doanh và cá nhân. Tất cả các cổ đông khác là thành viên hợp danh chỉ mang lại vốn và không có quyền quyết định về công việc kinh doanh.
Ưu điểm:
– Dễ thành lập khi kinh doanh tại Mỹ
– Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước.
Nhược điểm:
– Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty.
Hợp danh trách nhiệm hữu hạn
Có nhiều thành viên có quyền ra quyết định ngang nhau và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý chỉ giới hạn ở mỗi thành viên, được bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ.
Ưu điểm:
– Các khoản đầu tư rất dễ huy động.
– Thành viên hợp danh sẽ nhận được các khoản tiền cần thiết để hoạt động, nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát và toàn quyền đối với việc giải thể hoạt động kinh doanh của công ty.
– Thành viên góp vốn có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Nhược điểm:
– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.
– Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập công ty hợp danh hữu hạn.
Công ty cổ phần
Có 2 loại công ty cổ phần chính là C Corp và S Corp.
Công ty cổ phần C Corp
Là một pháp nhân riêng biệt, tách rời khỏi chủ doanh nghiệp, lợi nhuận, thuế của doanh nghiệp được tính riêng và chịu trách nhiệm pháp lý riêng.
Ưu điểm:
– Là loại hình bảo vệ tốt nhất cho chủ doanh nghiệp khỏi các trách nhiệm pháp lý cá nhân.
– Khả năng huy động vốn cao.
Nhược điểm:
– Chi phí thành lập và vận hành cao.
– Lợi nhuận sẽ bị đánh thuế 2 lần: thuế doanh nghiệp 21% khi công ty có lợi nhuận, và thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức về cho các cổ đông.
Công ty cổ phần S Corp
Để tránh một số hạn chế liên quan đến việc điều hành một công ty cổ phần thông thường, chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa loại hình S-Corporation. Với loại hình công ty này, lợi nhuận hoặc lỗ của công ty sẽ ảnh hưởng đến cổ tức các cổ đông.
Ưu điểm:
– Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
– Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân và không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân.
Nhược điểm:
– Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và hợp danh.
– Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể tránh được việc nộp thuế 2 lần.
Ưu điểm:
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Trong phạm vi vốn đầu tư của họ.
– Lời và lỗ không nhất thiết phải được phân bổ theo tỷ lệ sở hữu.
– Công ty TNHH có thể chọn cách nộp thuế như công ty cổ phần hoặc là công ty hợp danh.
Nhược điểm:
– Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Bài viết tham khảo: Cách định cư Mỹ
Kết luận:
Các nhà đầu tư cân nhắc hình thức kinh doanh tại Mỹ của mình. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Vì nó tận dụng được sự gọn nhẹ của hình thức hợp danh và bảo vệ chủ doanh nghiệp khỏi trách nhiệm đối với tài sản cá nhân. Khi bước vào một thị trường mới, nhiều nhà đầu tư có thể thấy băn khoăn không biết nên chọn loại hình nào. Và như vậy, có rất nhiều thứ khác phải lo lắng.
Với hơn 16 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư nước ngoài và quốc tịch toàn cầu. Cùng với mạng lưới đối tác có trình độ cao, COLUMBUS – công ty tư vấn định cư quốc tế uy tín sẵn sàng tư vấn cho bạn loại hình kinh doanh phù hợp nhất.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
COLUMBUS Định cư quốc tế Mỹ – Úc – Canada – Châu Âu
ĐỒNG HÀNH – CHÂN THÀNH – HẠNH PHÚC
Tòa nhà Anh Đăng, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, HCM
Website: www.nhapcuquocte.com
Email: info@cic-immigration.com
Hotline: 0288.889.7799