Giới thiệu về Giấy Phép Tái Nhập Cảnh Mỹ
Trong hành trình định cư Mỹ, việc nắm vững các quy định về xuất nhập cảnh là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những thường trú nhân có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác, việc hiểu rõ về Giấy Phép Tái Nhập Cảnh Mỹ là điều không thể thiếu.
Tầm quan trọng của việc duy trì tình trạng Thường trú nhân (LPR)
Tình trạng thường trú nhân hợp pháp (lawful permanent resident – LPR) là kết quả của một hành trình dài và có thể là gian nan với bất kỳ đương đơn nào muốn được sinh sống và làm việc tại Mỹ. Việc duy trì tình trạng này đòi hỏi người được cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Sở Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS).
Khi một cá nhân được cấp thẻ xanh (đồng nghĩa với trình trạng LPR), thường trú nhân sẽ được kỳ vọng sẽ xem Hoa Kỳ như là nơi thường trú chính, tức là dành phần lớn thời gian tại “Xứ Cờ Hoa”. Điều này có nghĩa là thường trú nhân phải duy trì các mối liên kết đáng kể với đất nước này, bao gồm việc duy trì nơi cư trú, việc làm, và các mối quan hệ gia đình tại Mỹ.
Khi thường trú nhân cần rời khỏi Hoa Kỳ quá 1 năm
Một trong những quy định quan trọng nhất mà thường trú nhân cần lưu ý là giới hạn thời gian lưu trú bên ngoài Hoa Kỳ. USCIS quy định rõ ràng rằng việc vắng mặt khỏi Hoa Kỳ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thường trú hợp pháp.
Khi thời gian vắng mặt vượt quá một năm mà không có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh hợp lệ, thường trú nhân có nguy cơ bị coi là đã từ bỏ quyền thường trú hợp pháp của mình tại Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc mất quyền thường trú, bị trục xuất và phải bắt đầu lại toàn bộ quá trình xin định cư.
Vai trò của Giấy Phép Tái Nhập Cảnh Mỹ và trong việc duy trì tình trạng LPR
Giấy Phép Tái Nhập Cảnh đóng vai trò như một “bảo hiểm” cho tình trạng thường trú của người được cấp. Đây là tài liệu chứng minh rằng người được cấp vẫn có ý định hoặc mong muốn quay lại Hoa Kỳ sau thời gian dài cư trú ở nước ngoài.
Đặc biệt với những doanh nhân luôn phải di chuyển liên tục giữa những quốc gia trên khắp thế giới, việc xin Giấy phép Tái nhập cảnh Mỹ gần như là yêu cầu bắt buộc nếu không muốn gặp phải các trục trặc khi quay trở lại Mỹ.
Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Re-entry Permit)
Khi nào cần xin gGiấy Phép Tái Nhập Cảnh?
Nếu có kế hoạch về Việt Nam hoặc rời khỏi Hoa Kỳ để công tác tại nước ngoài dưới 1 năm, anh/chị sẽ không cần xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh. Nếu quá trình công tác hoặc cư trú ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ là có chủ đích hoặc được lên kế hoạch từ trước và thời gian lưu trú tại nước ngoài trên 1 năm, thường trú nhân bắt buộc sẽ phải xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh theo mẫu đơn I-131 (Re-entry Permit) để duy trì tình trạng LPR và được phép quay trở lại Hoa Kỳ một cách hợp pháp.
Thủ tục và yêu cầu khi nộp đơn I-131
Khi bạn quyết định nộp đơn I-131, hãy chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo yêu cầu của USCIS, đương đơn có thể tham khảo thông tin chi tiết về mẫu I-131 tại đây.
Đương đơn bắt buộc phải hiện diện ở Hoa Kỳ khi nộp đơn I-131 và hoàn tất các yêu cầu sinh trắc học. Sau khi nộp đơn, Sở Di Trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ gửi thông báo bằng văn bản hẹn đương đơn đến Trung Tâm Hỗ Trợ Nộp Đơn (Application Support Center) để tiến hành các dịch vụ sinh trắc học. Việc không có mặt tại buổi hẹn để lấy dấu vân tay và làm các dịch vụ sinh trắc khác có thể dẫn đến việc bác đơn. Quý vị phải hoàn tất cuộc hẹn sinh trắc học tại Hoa Kỳ và cuộc hẹn này không được phép tiến hành tại bất kỳ Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại nước ngoài.
Quy trình nhận Giấy Phép Tái Nhập Cảnh
Khi đã hoàn thành các yêu cầu sinh trắc, đương đơn sẽ không cần có mặt tại Mỹ để chờ USCIS chấp thuận hồ sơ và cấp Giấy Phép Tái Nhập Cảnh. Đương đơn có thể đề nghị Sở Di Trú gửi Giấy phép Tái Nhập Cảnh về Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM hoặc các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại quốc gia anh/chị lưu trú để nhận trực tiếp. Để biết thêm thông tin, đương đơn có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.
Sau khi nhận được thư chấp thuận, nếu đã ra nước ngoài, anh/chị cần đến cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ ở quốc gia sở tại để nhận Giấy phép Tái Nhập Cảnh. Lưu ý rằng thời gian từ khi Quý vị nhận được thư chấp thuận cho đến khi Giấy phép Tái Nhập Cảnh về đến văn phòng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM sẽ mất ít nhất là 2 tuần, các quốc gia khác vui lòng tham khảo tại website của cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ ở quốc gia tương ứng.
Nếu Giấy phép Tái Nhập Cảnh hết hạn trước khi Quý vị nhận được, thì giấy này sẽ bị hủy. Khi đến nhận, Quý vị vui lòng đem theo giấy tờ tùy thân có ảnh và tên đúng như tên trên Giấy phép Tái Nhập Cảnh của Quý vị để nhân viên ngoại giao xác thực danh tính.
Để kiểm tra xem Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM đã nhận được Giấy phép Tái Nhập Cảnh của quý vị chưa, quý vị có thể sử dụng mẫu đơn này. Nếu đã nhận được Giấy phép Tái Nhập Cảnh của quý vị, cơ quan lãnh sự sẽ xếp lịch hẹn cho anh/chị đến nhận hồ sơ.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin visa từ A-Z cho diện định cư Mỹ EB-5
Nếu đương đơn đã cư trú bên ngoài nước Mỹ quá 1 năm
Khi không thể quay lại Hoa Kỳ trong vòng một năm vì các lý do bất khả kháng, anh/chị có thể đủ điều kiện xin thị thực tái nhập cảnh (SB-1).
Trường hợp đủ điều kiện xin Thị thực tái nhập cảnh (SB-1)
Thị thực SB-1 sẽ giúp đương đơn quay trở lại Hoa Kỳ nếu đã ở ngoài nước quá lâu và có thể chứng minh lý do vắng mặt của mình là bất khả kháng. Các lý do có thể bao gồm vấn đề sức khỏe, trách nhiệm gia đình, hoặc các yêu cầu công việc đặc biệt.
Để đủ điều kiện xin thị thực SB-1, anh/chị cần phải chứng minh rằng bạn chưa từ bỏ ý định trở về Mỹ mặc dù đã bỏ lỡ thời hạn. Đương đơn cần chuẩn bị chu đáom thu thập tài liệu chứng minh việc bản thân không cư trú tại Hoa Kỳ trong thời gian dài là cần thiết hoặc bất khả kháng, đặc biệt việc cung cấp các chứng cứ về sự kết nối với Hoa Kỳ như tài sản, xe cộ, gia đình sẽ là một ưu thế lớn trong quy trình xin cấp thị thực SB-1.
Thủ tục và yêu cầu xin Thị thực SB-1
Đương đơn có nguyện vọng xin thị thực tái nhập cảnh bằng cách đặt lịch hẹn phỏng vấn tại cơ quan lãnh sự của Hoa Kỳ ở quốc gia đang cư trú. Nếu đang ở Việt Nam, anh/chị có thể liên hệ trực tiếp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM hoặc thông qua số điện thoại: 19006444.
Tại buổi phỏng vấn, đương đơn cần nộp:
- Phí phỏng vấn: Đối với đơn xin thị thực tái nhập cảnh SB-1, mức phí sẽ là 205 USD (~ 5,1 triệu đồng), phí phỏng vấn được nộp tại Tổng Lãnh Sự Quán và không được hoàn lại dưới bất kỳ hình thức nào. Việc thanh toán khoản phí này không đảm bảo cho việc đơn xin lấy lại tình trạng cư trú sẽ được chấp thuận.
- Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đơn DS-117.
- Bằng chứng tình trạng Thường Trú Nhân như Thẻ Xanh (Đơn I-151, I-551), Giấy phép tái nhập cảnh, Giấy thông hành…
- Bằng chứng ngày anh/chị rời Hoa Kỳ (ví dụ: vé máy bay, thẻ lên máy bay, hộ chiếu có đóng dấu của hải quan…)
- Bằng chứng chứng minh việc Quý vị ở Việt Nam hoặc các quốc gia đang cư trú quá hạn là vì các lý do ngoài tầm kiểm soát.
Viên chức Lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng và đánh giá các hồ sơ, tài liệu mà anh/chị cung để để quyết định xem liệu đương đơn có hội đủ điều kiện xin thị thực SB-1. Nếu được chấp thuận, quý vị cũng cần phải hội đủ các điều kiện về pháp lý và hồ sơ giấy tờ để được cấp thị thực định cư mới.
Nếu viên chức lãnh sự đã quyết định từ chối đơn xin thị thực SB-1, quyết định này sẽ không được xem xét và cân nhắc lại; quy trình xin cứu xét sẽ không được áp dụng trong trường hợp này.
Nếu không hội đủ điều kiện cho tình trạng xin tái nhập cảnh Hoa Kỳ, anh/chị cần phải bắt đầu lại quy trình xin thị thực định cư, nói cách khác, anh/chị vừa bị huỷ tư cách thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Lưu ý quan trọng
Nếu đang sở hữu thẻ xanh tạm thời từ chương trình định cư Mỹ EB-5, anh/chị sẽ không được xin thị thực tái nhập cảnh SB-1 nếu thẻ xanh 2 năm đã hết hạn và thường trú nhân chưa thực hiện các bước cần thiết để gỡ bỏ tình trạng tạm thời này trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn. Trong trường hợp này, đương đơn sẽ phải bắt đầu lại quy trình xin thị thực định cư .
>>> Tìm hiểu thêm: Cách kiểm tra hồ sơ định cư Mỹ dễ dàng và chính xác
Từ Bỏ Tình Trạng Thường Trú Nhân
Trong một số trường hợp, bạn có thể phải cân nhắc việc từ bỏ tình trạng thường trú nhân của mình, như khi bạn quyết định định cư tại một quốc gia khác hoặc không còn khả năng duy trì mối liên kết với Hoa Kỳ.
Hậu quả của việc từ bỏ tình trạng Thường trú nhân
Việc từ bỏ tình trạng thường trú nhân đi kèm với những hệ quả nghiệm trọng, bao gồm việc mất toàn bộ quyền lợi và mọi tài sản đã từng có tại Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến các vấn đề pháp lý, kinh tế, và xã hội.
Hơn nữa, nếu thường trú nhân từng gặp rắc rối pháp lý trong quá khứ, việc từ bỏ sẽ làm cho việc xin thị thực mới trở nên khó khăn hơn trong tương lai. Những người muốn trở lại Mỹ trong điều kiện thường trú sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể mất hàng năm để khôi phục lại quyền lợi này.
Thủ tục từ bỏ tình trạng Thường trú nhân và trả lại Thẻ Xanh
Nếu bạn quyết định từ bỏ tình trạng thường trú, điều cần thiết là phải nộp đơn cho USCIS. Loại hình đơn này thường được gọi là I-407. Bạn cần phải cung cấp các thông tin chi tiết và lý do cho đối tượng xử lý.
Sau khi nộp đơn, USCIS sẽ xem xét yêu cầu của bạn và có thể yêu cầu bạn tham dự một phiên họp phỏng vấn. Chỉ khi bạn đã làm thủ tục xong, bạn mới thật sự thoát khỏi tình trạng thường trú nhân. Nhớ là, việc hoàn trả thẻ xanh và các tài liệu liên quan là bắt buộc trong quá trình này.
Liên hệ ngay với Columbus để được tư vấn miễn phí!
Địa chỉ: 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP.HCM
Số điện thoại: 028 8899 7799
Email: info@cic-immigration.com