Đã bao giờ bạn nghe đến cụm từ Hệ thống phân loại ngành nghề quốc gia Canada chưa? Nếu bạn đang tìm hiểu về quá trình nhập cư Canada, đặc biệt là chương trình định cư Canada diện tay nghề, chắc chắn không nên bỏ lỡ danh sách phân loại nghề nghiệp này. Cụ thể hơn về phân loại ngành nghề định cư Canada như thế nào? Hãy cùng công ty tư vấn đầu tư định cư Columbus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Phân loại ngành nghề Canada là gì?
Phân loại ngành nghề Canada hay còn gọi cụ thể hơn là phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada. Nó có tên tiếng Anh là National Occupational Classification, gọi tắt là NOC. Đây là một hệ thống được chính phủ Canada sử dụng để đánh giá và phân loại các nghề nghiệp.
Hầu hết các chương trình định cư Canada sử dụng NOC là nền tảng để đánh giá xem nghề nghiệp hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp này có phù hợp với những yêu cầu của chương trình nhập cư đó hay không.
Đồng thời, mã NOC thường được IRCC dựa vào để xác định tình trạng thiếu hụt nhân sự. Từ đó, quản lý tốt hơn các chương trình liên quan đến thường trú nhân kinh tế. Cũng như đề ra các chính sách tuyển dụng hợp lý nhất cho người lao động trong và ngoài nước.
Tìm hiểu thêm: Định cư Canada nghề đầu bếp.
II. Các loại kỹ năng NOC
Tất cả các ngành nghề định cư Canada được chia thành 10 loại kỹ năng khác nhau như sau:
- – Mã NOC 0: Nghề quản lý
- – Mã NOC 1: Nghề kinh doanh, tài chính và quản trị
- – Mã NOC 2: Khoa học tự nhiên và ứng dụng cùng các ngành nghề liên quan
- – Mã NOC 3: Các ngành nghề sức khỏe
- – Mã NOC 4: Nghề nghiệp trong giáo dục, luật và các dịch vụ xã hội, cộng đồng và chính phủ
- – Mã NOC 5: Nghề nghệ thuật, văn hóa, giải trí và thể thao
- – Mã NOC 6: Nghề bán hàng và dịch vụ
- – Mã NOC 7: Kinh doanh, vận chuyển và vận hành thiết bị cùng các nghề liên quan
- – Mã NOC 8: Tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và các ngành nghề sản xuất liên quan
- – Mã NOC 9: Nghề sản xuất và tiện ích
III. Các cấp độ kỹ năng NOC
Trong quá trình tìm hiểu về các Ngành nghề định cư canada, đi kèm với mã NOC là yêu cầu về trình độ. Đối với mục đích định cư Canada, các nhóm trình độ chính có thể kể đến như sau:
Viết tắt | Trình độ | Mô tả | Ngành nghề |
NOC 0 | Trình độ loại 0 | Nhóm của những công việc quản lý. Đòi hỏi bạn phải có trình độ cũng như bằng cấp ở mức độ cao. | Giám đốc vận hàng; Quản lý nhà hàng, khách sạn,… |
NOC A | Trình độ cấp độ A | Nhóm những công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao. Yêu cầu bằng cấp Đại học ở chuyên ngành trong công việc đó. | Bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư,… |
NOC B | Trình độ cấp độ B | Nhóm những công việc đòi hỏi có tay nghề và kinh nghiệm làm việc. Lao động trong những ngành nghề này thường cần có bằng cao đẳng hoặc có thời gian học nghề. | Đầu bếp, thợ điện, thợ sửa ống nước |
NOC C | Trình độ cấp độ C | Nhóm những công việc trung gian. Lao động trong những ngành nghề này thường cần có bằng cấp ba hoặc có những buổi thực tập riêng cho công việc. | Tài xế xe tải đường dài, nhân viên phục vụ đồ ăn, thức uống,… |
NOC D | Trình độ cấp độ D | Nhóm những công việc lao động chân tay. Chỉ cần bạn có kinh nghiệm làm việc, khi đến Canada sẽ được đào tạo thêm. | Nhân viên vệ sinh, công nhân hái trái cây, công nhân mỏ dầu,… |
IV. Top các ngành nghề định cư Canada hot nhất 2023:
1. Dịch vụ lưu trú và ăn uống:
Ngành này hiện đang gặp thiếu hụt lao động cao nhất ở Canada. Với sự phát triển của ngành du lịch và xu hướng du lịch trong nước, các khách sạn, nhà hàng và khu resort luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao. Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, việc tìm kiếm việc làm ổn định và thu nhập hấp dẫn không phải là điều quá khó khăn.
Tìm hiểu thêm: Nghề làm bánh ở Canada.
2. Chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội:
Đây là một trong những ngành có cơ hội việc làm rất lớn tại Canada. Với dân số già hóa và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, các công việc liên quan đến y tế, chăm sóc người già và trợ giúp xã hội đang được đánh giá cao. Bạn có thể tìm kiếm các công việc như y tá, điều dưỡng viên, nhân viên chăm sóc người già hoặc nhân viên trợ giúp xã hội.
Tìm hiểu thêm: Nghề làm nail ở Canada.
3. Xây dựng:
Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề định cư Canada phát triển và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Canada. Với sự phát triển của các dự án xây dựng công trình và bất động sản, việc làm trong lĩnh vực này rất phổ biến. Các công việc từ kỹ sư xây dựng, thợ điện, thợ sơn cho đến công nhân xây dựng đều được đánh giá cao và có thu nhập ổn định.
4. Thương mại bán lẻ:
Ngành bán lẻ luôn có nhu cầu nhân lực cao tại Canada. Với sự phát triển của thị trường tiêu dùng và mua sắm online, các cửa hàng bán lẻ luôn cần tuyển dụng nhân viên bán hàng, quản lý cửa hàng và chuyên viên tư vấn bán hàng. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê trong lĩnh vực này, việc tìm kiếm công việc ổn định và có cơ hội thăng tiến là khá dễ dàng.
5. Sản xuất:
Các nhà sản xuất ở Canada đều cần công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao. Ngành sản xuất bao gồm các lĩnh vực như ô tô, điện tử, hàng gia dụng và nhiều ngành công nghiệp khác. Việc làm trong ngành này không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn cung cấp cho bạn cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài.
Tìm hiểu thêm: Chi phí định cư Canada.
IV. Kết luận
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về các ngành nghề định cư Canada hay phân loại ngành nghề quốc gia Canada. Rất hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc.
Đặc biệt, nếu bạn muốn định cư Canada theo diện tay nghề cao, đừng quên tìm hiểu kỹ thông tin về các công việc thuộc NOC. Việc chọn đúng mã NOC là một trong những phần quan trọng nhất của đơn xin nhập cư. Bởi khi chọn mã NOC không thực sự phù hợp với kinh nghiệm làm việc của bản thân, đơn của bạn có thể bị từ chối.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được mã NOC phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Columbus để nhận sự hướng dẫn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Tìm hiểu thêm về Chương trình định cư Canada AIPP diện tay nghề
Để được tư vấn chi tiết về định cư nước ngoài xin liên hệ
- Hotline: 0288.889.7799
- Website: www.nhapcuquocte.com
- Email: [email protected]
- HCM: Tầng 1 Anh Đăng Building, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
- Đà Nẵng: Tầng 7, Tòa Nhà Bạch Đằng Complex, Số 50 đường Bạch Đằng, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
- Hà Nội: Tầng 4 Viet Tower, Số 1 Thái Hà
- Nghệ An: Khu văn phòng dịch vụ, Ngõ 20 Lê Hồng Phong, TP Vinh